Hiện nay, mô hình hộ kinh doanh cá thể được nhiều người lựa chọn do có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít và thủ tục thuế đơn giản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn vướng mắc về thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Tư vấn Blue sẽ tư vấn trực tiếp miễn phí để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn cũng như nắm rõ được các quy định của pháp luật về kinh doanh Hộ cá thể.
1/ Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP Ngày 14 tháng 9 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp thì:
- Mỗi cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách là cá nhân.
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại.
- Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
2/ Mức thuế môn bài mà hộ kinh doanh phải nộp
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: mức thuế môn bài cả năm là 1.000.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng trên năm: mức thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng/năm.
- Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng trên năm: mức thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng/năm.
3/ Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh .
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ sau:
- Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm thành lập.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(Trong trường hợp địa điểm đặt hộ kinh doanh thuộc quyền sở hữu hợp pháp của hộ kinh doanh).
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh có công chứng trong trường hợp địa điểm kinh doanh của Hộ kinh doanh được thuê từ cá nhân, tổ chức khác.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa thuộc phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu đáp ứng được những theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Công ty tư vấn Blue luôn cung cấp đến cho quý khách hàng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh với chất lượng tốt nhất tại Quảng Ninh. Chúng tôi luôn mang tới cho khách hàng sự hài lòng cũng như những dịch vụ tốt nhất với chi phí rẻ nhất. Đông thời chúng tôi luôn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian của khách hàng.
Nếu có thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Tư vấn Blue để được hỗ trợ. Trân trọng./.